[ad_1]
Threads, hay có lẽ nhiều người sẽ gọi là “Thớt” cho “dân dã”, đã thu hút được một lượng lớn người tham gia. Là nỗ lực trực tiếp cạnh tranh với Twitter, Threads dự kiến sẽ bùng nổ khi được hậu thuẫn bởi hai thứ: tài nguyên phát triển mạng xã hội sẵn có của công ty mẹ Meta và … nỗ lực tự hạn chế Twitter của Elon Musk.
Hiện Threads đã có trên cả hai hệ điều hành iOS và Android, với các bước đăng ký sử dụng nhìn chung là đơn giản. Với một người đã đang sở hữu tài khoản Instagram, bạn có thể “chuyển khẩu” và theo dõi bạn bè chỉ với vài nút bấm.
Trước khi tham gia Threads, người dùng sẽ được thông báo trước về cách hoạt động của mạng xã hội mới này. Có ba chỉ mục lớn được đưa ra:
Được hậu thuẫn bởi Instagram: có thể coi Threads là một phụ bản của Instagram, và Meta sẽ sử dụng thông tin họ có về người dùng Instagram để cá nhân hóa trải nghiệm cũng như quảng cáo.
Fediverse: được ghép từ “federation – liên mạng” và “universe – vũ trụ”, thuật ngữ “fediverse” được dùng để mô tả những server dùng để đăng tải các dịch vụ như host mạng xã hội, blog, website, v.v…
Về cơ bản, chỉ mục Fediverse này mang tính chất thông báo rằng Threads sẽ là một phần của một “vũ trụ số” lớn hơn, và người dùng Threads sẽ dễ dàng tương tác với các nền tảng khác, như Instagram hay Mastodon.
Về dữ liệu người dùng: hành động đồng ý sử dụng Threads cũng sẽ ít nhiều tương đồng với các điều khoản bạn từng chấp thuận, khi dùng các dịch vụ khác của Meta (như Facebook hay Instagram).
Bên cạnh đó, Threads cũng yêu cầu người dùng chấp nhận một số các điều khoản riêng biệt khác liên quan tới các nội dung được đăng tải trên nền tảng này.
*
Trong bước tiếp theo của mở tài khoản Threads, bạn sẽ phải chọn một trong hai dạng profile, là công khai và riêng tư. Nếu chọn “riêng tư”, sẽ chỉ những người bạn cho phép theo dõi mới xem được nội dung mà bạn đăng tải. Chức năng này cũng giống với Instagram.
*
Nếu liên kết tài khoản Instagram của mình với Threads, bạn sẽ phải giữ lại toàn bộ danh tính Instagram của mình. Nếu muốn đổi tên, người dùng sẽ phải thao tác trên nền tảng Instagram.
*
Để đảm bảo an toàn cho người dùng, Threads sẽ gửi yêu cầu đăng nhập sang cho nền tảng Instagram. Người dùng cũng có thể đăng nhập Threads theo những cách khác như dùng ứng dụng Authentication để tạo mã đăng nhập riêng, hay đăng nhập bằng mã dự phòng.
*
Khi đã đồng bộ thành công Threads và Instagram, ứng dụng mạng xã hội mới sẽ hỏi ý kiến về việc follow – theo dõi những tài khoản mà bạn đã đang follow trên Instagram. Khi bạn bấm follow, Threads sẽ tự động theo dõi những tài khoản này một khi họ tham gia mạng xã hội Threads.
*
Nói về trang chủ, thì Threads giống Twitter về cách trình bày nội dung. Feed chính chứa một loạt bài đăng san sát, với mỗi post hiển thị theo thứ tự Tên người đăng – Nội dung – Nút tương tác.
Trong thời điểm mới ra mắt, có vẻ Threads có liên kết mật thiết với Instagram, khi bạn có thể trực tiếp chia sẻ bài đăng Threads lên Instagram dưới dạng Story và Post.
Chia sẻ một thread lên Tin của Instagram.
Khi chia sẻ bài đăng Threads dưới dạng post Instagram, người dùng có thể áp dụng các công cụ quen thuộc như crop, filter, v.v…
Chia sẻ một thread thành bài đăng Instagram.
Đôi lời bên lề về … đối thủ Twitter của Threads
Chưa thể khẳng định khả năng thành công của Threads khi mạng xã hội này mới chính thức lên sóng được ít lâu. Hàng triệu người đang dùng Threads có thể bỗng dưng rời đi không một lời từ biệt, nhưng cũng có trường hợp hàng triệu người dùng mới sẽ đổ về Threads từ một nền tảng mạng xã hội khác.
Nhìn vào giao diện, người rành Internet có thể ngay lập tức nhận ra sự quen thuộc giữa Threads và Twitter. Ứng dụng mới của Meta sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Twitter, và khi ông chủ của Twitter – Elon Musk đang đưa ra những quyết định sai lầm, Threads có thể nhận về thêm hàng triệu người dùng.
Dưới danh nghĩa giúp người nghiện mạng xã hội bớt online, Elon Musk công bố loạt tính năng mới của Twitter khiến … độ phủ của mạng xã hội này không còn lớn như trước.
Đầu tiên, người dùng không có tick xanh sẽ chỉ được xem tối đa 600 post/ngày, người mua tick xanh cũng sẽ được xem lượng post gấp 10 lần con số nêu trên.
Chưa hết, người dùng sẽ phải đăng nhập nếu muốn xem nội dung trên Twitter. Trước đây, chỉ cần truy cập vào tên miền twitter.com, ai cũng có thể xem nội dung trên nền tảng này.
Cuộc chiến giữa hai nền tảng mạng xã hội của Mark Zuckerberg và Elon Musk bắt đầu bước vào khúc cao trào. Có lẽ kết quả sẽ dựa vào việc ứng dụng nào dễ dùng hơn, và có nhiều nội dung “mặn” hơn. Ví dụ như bài đăng dưới đây – bài đăng thứ ba của Mark Zuckerberg trên mạng xã hội Twitter:
Ấy là còn chưa kể tới kèo so găng giữa hai vị tỷ phú vẫn chưa được ấn định ngày tổ chức …
[ad_2]
Source link