Tập đoàn Panasonic và nỗ lực hàng đầu hướng tới mục tiêu trung hòa carbon

[ad_1]

Tập đoàn Panasonic và nỗ lực hàng đầu hướng tới mục tiêu trung hòa carbon- Ảnh 1.

Nhà máy ứng dụng các giải pháp nâng cao hiệu suất năng lượng và năng lượng tái tạo

Là Tập đoàn hàng đầu luôn mang đến các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu, Tập đoàn đã và đang đưa ra những hành động cụ thể để hiện thực hóa cam kết Panasonic GREEN IMPACT (Tác động xanh của Panasonic) về mục tiêu trung hòa phát thải CO2 vào năm 2030 và tạo ra tác động giảm 300 triệu tấn phát thải CO2 trong toàn chuỗi giá trị vào năm 2050, tương đương 1% lượng phát thải CO2 trên toàn cầu hiện nay.

Thúc đẩy năng lượng bền vững tại các nhà máy Net Zero

Panasonic đặt mục tiêu đạt mức phát thải ròng CO2 bằng 0 trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại các công ty thành viên của Tập đoàn vào năm 2030, tương đương mức giảm phát thải 110 triệu tấn CO2.

Trong đó, thiết lập các nhà máy “Net Zero” trên toàn cầu là một chiến lược chủ chốt. Chính thức ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019 và tính đến hết năm tài chính 2023, có tổng cộng 31 cơ sở trên toàn cầu đạt mức phát thải ròng CO2 bằng 0, tiến gần hơn tới mục tiêu 37 nhà máy vào cuối năm 2025.

Các giải pháp công nghệ tối ưu hóa sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng tái tạo sẽ được ưu tiên hàng đầu. Dựa trên sự phù hợp của từng khu vực, Tập đoàn đã tích cực phát triển cơ sở vật chất cho năng lượng tái tạo với sự chú trọng cho hệ thống năng lượng mặt trời (quang điện) và đã được ứng dụng rất thành công tại nhiều nhà máy của Tập đoàn tại Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…

Mỗi sản phẩm đều hướng tới việc cung cấp những tiện ích cho người tiêu dùng, đồng thời mang lại những tác động tích cực đến môi trường

Bên cạnh đó, để giảm thiểu những hạn chế của năng lượng mặt trời, năng lượng gió phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, dễ dẫn đến tình trạng thiếu điện, Panasonic dồn nhiều tâm huyết để phát triển nhiên liệu hydro, như một giải pháp về nhiên liệu bền vững cho tương lai nhờ vào nguồn cung dồi dào và tính chất linh hoạt vốn có theo tự nhiên.

Tháng 5-2022, Panasonic công bố vận hành thử nghiệm Nhà máy tại Kusatsu, Nhật Bản, được trang bị kết hợp hệ thống pin mặt trời và pin nhiên liệu hydro như nguồn năng lượng khổng lồ, tạo ra 100% điện năng cho hoạt động sản xuất. Đây được coi là hình mẫu “nhà máy bền vững của tương lai” sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, lượng phát thải CO2 ròng bằng 0 tại các cơ sở sản xuất đã đạt được đáng kể nhờ việc mua chứng chỉ năng lượng tái tạo I-REC, và sử dụng tín chỉ carbon để bù đắp cho lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch.

Không ngừng cải tiến và phát triển công nghệ “xanh” mới

Với nền tảng vững chắc là thế mạnh về phát triển công nghệ đã được khẳng định trong hơn 100 năm qua, Panasonic không ngừng đầu tư nghiên cứu, phát triển và nâng tầm sản phẩm để giúp giúp mang đến khả năng tiết kiệm năng lượng tối ưu, đồng thời giúp khách hàng tận hưởng lối sống lành mạnh và thân thiện với môi trường mỗi ngày.

Trên các sản phẩm điện tử gia dụng đã khẳng định tên tuổi, công ty không ngừng phát triển và cải tiến các công độc quyền như Inverter, EcoNavi… giúp tối ưu vận hành và tiết kiệm tới 30% năng lượng tiêu thụ. Tại Việt Nam, các sản phẩm tủ lạnh, máy giặt với những công nghệ ưu việt đã 4 năm liên tiếp được chứng nhận Sản phẩm Hiệu suất Năng lượng cao nhất (2020 – 2023).

Phát triển các giải pháp bền vững mới cũng là một lĩnh vực Panasonic tập trung triển khai tiến tới mục đích trung hòa phát thải. Một trong những ý tưởng mới nhất đang được thử nghiệm thị trấn thông minh bền vững Fujisawa (phía nam Tokyo) là pin mặt trời perovskite được gắn trong tấm kính cửa sổ, sẽ biến các cửa sổ và tường kính của các tòa nhà như nhà ở và văn phòng có thể khai thác trực tiếp năng lượng mặt trời thay thế cho các tấm pin mặt trời, cung cấp năng lượng tái tạo, giảm phát thải hiệu ứng nhà kính, đồng thời hài hòa với cảnh quan của các thành phố lớn.

Tập đoàn Panasonic và nỗ lực hàng đầu hướng tới mục tiêu trung hòa carbon- Ảnh 2.

Giải pháp “tấm kính tạo ra năng lượng” đang được Tập đoàn thử nghiệm

Panasonic cũng đang nỗ lực giảm thiểu, thay thế vật liệu nhựa từ dầu mỏ thông thường, bằng vật liệu bền vững hơn. Theo đó, “kinari” vật liệu hoàn toàn mới làm từ bao gồm sợi cellulose lấy từ nhiều loại nguyên liệu thực vật, có khả năng tạo thành các vật liệu tổng hợp chắc chắn và có thể đúc được, có khả năng phân hủy sinh học thông qua quá trình ủ phân và có thể được tái chế nhiều lần mà không làm giảm hiệu suất.

Tiếp tục phát triển tiến tới thương mại hóa vật liệu này là hướng tiếp cận của Panasonic góp phần vào tiến trình trung hòa carbon, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và sự phát triển bền vững của xã hội.

Tập đoàn Panasonic và nỗ lực hàng đầu hướng tới mục tiêu trung hòa carbon- Ảnh 3.

Chiến dịch “Cùng Gen G sống xanh đi” đã thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia

Bên cạnh các giải pháp trong chuỗi giá trị, Panasonic dành nhiều tâm huyết truyền cảm hứng về lối sống bền vững, thân thiện với môi trường tới cộng đồng. Tiêu biểu, chiến dịch “Cùng gen G sống Xanh đi” được thực hiện trong năm 2 liên tiếp, thu hút sự ủng hộ và tham gia của các bạn trẻ trên khắp cả nước trở thành một phần của “Gen G” – một khái niệm mới về Thế hệ Tiên phong trong lối sống xanh và bền vững, thông qua chuỗi hoạt động trực tuyến, trực tiếp đa dạng.

Top 8 sáng kiến xanh xuất sắc nhất từ các Đại sứ Gen G đầy tài năng

Top 8 sáng kiến xanh xuất sắc nhất từ các Đại sứ Gen G đầy tài năng

Mùa 2 của chiến dịch từ Tháng 12-2023 – Tháng 02-2024, đã lan tỏa tinh thần “sống xanh, giảm nhanh carbon”, với hơn 3.100 hành động xanh được chia sẻ, góp phần giảm hơn 147 tấn CO2 phát thải, tương đương với gần 25.000 cây xanh được trồng thêm. Đặc biệt, nhiều ý tưởng sáng kiến xanh về môi trường được “hiến kế” từ cuộc thi “Đại sứ gen G” đã được lựa chọn để hỗ trợ triển khai thực tế, đóng góp lợi ích cho cộng đồng xã hội.

[ad_2]
Source link