Vì sao mạng xã hội sục sôi với dự án 3D Superstrata của Lê Diệp Kiều Trang?

[ad_1]

Ông Trần Viết Quân: "Các start-up có thêm bài học xử lý vấn đề sau thất bại" - Ảnh: ĐỨC TRUNG

Ông Trần Viết Quân: “Các start-up có thêm bài học xử lý vấn đề sau thất bại” – Ảnh: ĐỨC TRUNG

Dưới đây là ý kiến của ông TRẦN VIẾT QUÂN – nhà sáng lập kiêm chủ tịch dịch vụ chuyển đổi số Tanca.io:

Start-up luôn gắn liền với tỉ lệ thất bại cao. Các dự án có hàm lượng công nghệ sâu thì tỉ lệ thất bại lại càng cao – rất nhiều người hiểu điều này. Một start-up rất khó như 3D Superstrata thất bại hoàn toàn là điều bình thường.

Thất vọng với cách ứng xử của Công ty Arevo

Bà Lê Diệp Kiều Trang - Ảnh: T.L.

Bà Lê Diệp Kiều Trang – Ảnh: T.L.

Sonny Vũ và Lê Diệp Kiều Trang có thể được xem như một ngôi sao khởi nghiệp khi bán thành công Misfit Wearables – một start-up ở Thung lũng Silicon, chuyên về các thiết bị theo dõi sức khỏe và đo vận động của cơ thể – cho Tập đoàn đồng hồ Fossil của Mỹ với giá lên đến 260 triệu USD năm 2015. 

Họ có thể được xem như những nhà start-up và nhà đầu tư chuyên nghiệp. Do vậy cách ứng xử với thất bại của Công ty Arevo khiến cho nhiều người thất vọng.

Thứ nhất, họ không nói đến thất bại của mình cho đến khi các diễn đàn công nghệ lên tiếng và báo chí vào cuộc. Cách họ nói rằng mình không có quyền phát ngôn vì đã không điều hành công ty khiến mọi người đặt câu hỏi: Vậy thất bại và chuyển giao công ty là xong? 

Thứ hai, dường như phản ứng của họ là giải thích cho các thất bại hơn là đồng cảm và thấu hiểu với những nhà đầu tư ban đầu với họ. 

Điều mà nhiều nhà đầu tư bức xúc là họ bị “block” (chặn) khi trao đổi trên mạng xã hội Facebook. Họ không cảm thấy được tôn trọng – dù là những người đầu tiên ủng hộ cho dự án. Đây chính là điểm khiến cộng đồng công nghệ bức xúc dù start-up sau đó có giải thích thế nào.

Thứ ba, Lê Diệp Kiều Trang được xem là một ngôi sao trong lĩnh vực khởi nghiệp – là người mà nhiều bạn trẻ đang khởi nghiệp, thậm chí cả các start-up trong nước có thể học hỏi để vươn ra nước ngoài. Thất bại ở bất kỳ dự án nào cũng là điều đáng tiếc, nhưng đáng tiếc nhất là niềm tin của cộng đồng start-up có thể sẽ bị ảnh hưởng với những sự việc tương tự. 

Thực tế đã có rất nhiều dự án start-up từ nước ngoài về Việt Nam, gọi được hàng triệu USD đầu tư nhưng sau đó thất bại. Tuy nhiên, vấn đề được nhắc đến nhiều nhất là cách họ ứng xử với nhà đầu tư và khách hàng sau thất bại, chứ không phải ở nguyên nhân.

Nhìn theo hướng lạc quan, qua sự việc của Arevo được bàn tán nhiều trong mấy ngày nay, cộng đồng khởi nghiệp cũng có thêm những thông tin mới như việc góp vốn cộng đồng có những rủi ro nào, cũng như cách mà họ có thể phải đón nhận sau khi start-up thất bại. 

Các start-up cũng có thêm bài học xử lý vấn đề sau thất bại để tránh tạo ra các cuộc khủng hoảng truyền thông.

TRẦN VIẾT QUÂNnhà sáng lập kiêm chủ tịch dịch vụ chuyển đổi số Tanca.io

[ad_2]
Source link