[ad_1]
Dự kiến khoa vi mạch bán dẫn của Trường ĐH FPT sẽ chính thức đào tạo lứa học viên, sinh viên đầu tiên vào năm 2024, với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch và thực hiện các nghiên cứu cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.
Chương trình, giáo trình và chuẩn đào tạo được Trường ĐH FPT kết hợp với các trường đại học hàng đầu về lĩnh vực này tại Mỹ và Đài Loan – 2 trong tổng số 4 quốc gia và vùng lãnh thổ hàng đầu về chip và bán dẫn toàn cầu (gồm Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc).
Trường cũng kết hợp các cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn để đào tạo cung cấp từ các chứng chỉ ngắn hạn 6 tháng đến 2 năm, tới các chương trình đào tạo nâng cao, đào tạo văn bằng hai, đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học về vi mạch và bán dẫn.
Là ngành công nghiệp tỉ đô, nhưng bán dẫn cũng đang là ngành khát nhân lực trên toàn cầu.
“Theo dự đoán của các chuyên gia về nhân lực toàn cầu, tới năm 2030 ngành bán dẫn sẽ thiếu 1 triệu nhân sự. Tuy nhiên hiện tại lực lượng nhân sự được đào tạo từ Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc không đáp ứng đủ.
Do đó, thị trường Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam, có cơ hội nắm bắt nhu cầu toàn cầu này để vươn lên trong bảng xếp hạng cả về giáo dục ngành lẫn cung ứng nhân sự chất lượng cao của ngành” – ông Nguyễn Vinh Quang, giám đốc Công ty Bán dẫn FPT, người giữ vị trí quyền trưởng khoa vi mạch bán dẫn, cho biết.
Trong nghị quyết kết luận nội dung phiên họp thường kỳ tháng 7-2023, Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành nhanh chóng xây dựng và triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, trong đó dự kiến đào tạo khoảng 30.000 – 50.000 nhân lực, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn.
Source link