Elon Musk thật ôn kỷ niệm OpenAI với chủ tịch NVIDIA, Elon Musk nhái “cà khịa” Sam Altman: ngày xưa là MởAI, giờ có lẽ là ĐóngAI

[ad_1]

Vào ngày 11/12/2015, OpenAI được sáng lập bởi Ilya Sutskever, Greg Brockman, Trevor Blackwell, Vicki Cheung, Andrej Karpathy, Durk Kingma, Jessica Livingston, John Schulman, Pamela Vagata và Wojciech Zaremba, với Sam Altman và Elon Musk đảm nhiệm vai trò thành viên ban đầu của hội đồng quản trị.

Ngày ấy, OpenAI nêu bật tôn chỉ phi lợi nhuận, đồng thời nhấn mạnh rằng tổ chức sẽ “tự do hợp tác” với mọi viện nghiên cứu, mọi nhà nghiên cứu khác thông qua việc công bố toàn bộ các công trình, các bằng sáng chế của mình với công chúng.

Trong thời gian đầu thành lập, OpenAI nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các bên, trong cả nguồn vốn, nhân lực lẫn phần cứng. Vào tháng 12 năm 2015, Sam Altman, Greg Brockman, Reid Hoffman, Jessica Livingston, Peter Thiel, Elon Musk, Amazon Web Services (AWS), Infosys và YC Research đã công bố việc thành lập OpenAI, đồng thời cam kết hơn 1 tỷ đô la cho dự án này – với Elon Musk là nhà đầu tư rót vốn nhiều nhất.

Elon Musk thật ôn kỷ niệm OpenAI với chủ tịch NVIDIA, Elon Musk nhái

Ngày khởi đầu OpenAI, tấm ảnh do Sam Altman đăng tải trên X.

Thông điệp “mở” của OpenAI cũng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu có trình độ: Một nhân viên Google đã nói rằng anh ta sẵn lòng rời Google để gia nhập OpenAI “một phần vì đội ngũ mạnh mẽ và, phần lớn hơn, vì sứ mệnh của nó“.  Trong khi đó, Greg Brockman (hiện là chủ tịch của OpenAI) tuyên bố rằng “điều tốt nhất mà tôi có thể tưởng tượng làm là đưa loài người tiến gần hơn đến việc xây dựng AI thực sự một cách an toàn“.

Tháng 8/2016, NVIDIA tặng siêu máy tính đầu tiên của mình, DGX-1, cho OpenAI để giúp tổ chức này huấn luyện những mô hình AI mạnh mẽ, phức tạp hơn. DGX-1 đã giúp rút ngắn thời gian xử lý dữ liệu tại OpenAI từ 6 ngày xuống còn 2 giờ. Một món quà quý giá từ chủ tịch Jensen Huang.

Elon Musk thật ôn kỷ niệm OpenAI với chủ tịch NVIDIA, Elon Musk nhái

Chủ tịch NVIDIA, ông Jensen Huang mang DGX-1 tới trụ sở OpenAI.

Elon Musk thật ôn kỷ niệm OpenAI với chủ tịch NVIDIA, Elon Musk nhái

Trên siêu máy tính là bút tích của chủ tịch Huang, với nội dung: “Gửi Elon và đội ngũ OpenAI! Gửi tới tương lai của điện toán và của nhân loại. Tôi đưa ra đây cho anh, cỗ máy DGX-1 đầu tiên trên thế giới!”.

Tại cửa vào, OpenAI treo một dòng chữ lớn, trích châm ngôn của nhà sử học, chính trị gia, và nhà văn John Emerich Edward Dalberg-Acton, hay còn gọi là Lãnh chúa Acton. Ông là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Quyền lực thường tha hóa, và quyền lực tuyệt đối sẽ tha hóa con người một cách tuyệt đối”.

Tuy nhiên, trích dẫn của Acton được treo tại cửa OpenAI lại là dòng chữ khác nói về sự tự do, ý chỉ dự án OpenAI sẽ mang lại một hệ thống AI an toàn, mở cho mọi người. Dòng chữ ghi:

Liberty consists in the division of power. Absolutism, in concentration of power.

Dịch nghĩa:

Tự do nằm ở sự phân chia quyền lực. Còn với chuyên chế tuyệt đối, thì nằm ở sự tập trung quyền lực.

Elon Musk thật ôn kỷ niệm OpenAI với chủ tịch NVIDIA, Elon Musk nhái

Bài đăng của Elon Musk trên X, ghi: “Lý do đầu tiên cho việc thành lập OpenAI”.

Elon Musk thật ôn kỷ niệm OpenAI với chủ tịch NVIDIA, Elon Musk nhái

Tài khoản Elon Musk (nhái) cho rằng tên chính thức của tổ chức ngày nay nên là “ClosedAI” mới đúng.

Thông qua trích dẫn này, OpenAI muốn gửi đi thông điệp sâu sắc, rằng trí tuệ nhân tạo là tài sản chung của nhân loại, và nên được mở cho mọi người chứ không tập trung tại một cá nhân, một tập đoàn nào.

Ở thời điểm hiện tại, tổ chức OpenAI bao gồm mảng phi lợi nhuận OpenAI, bên cạnh công ty vì lợi nhuận OpenAI Global. Bài đăng trên X của Elon Musk mang hàm ý mỉa mai, cho rằng công ty mà một thời ông rót vốn đã không giữ được mình trước sức mạnh của đồng tiền. Còn việc OpenAI sau này có dám, hay có khả năng độc quyền một hay nhiều hệ thống AI mạnh mẽ không, thì phải hồi sau mới rõ.

[ad_2]
Source link