[ad_1]
Phiên premarket đầy hưng phấn dường như báo hiệu một phiên giao dịch ngày 28/8 sôi động cho cổ phiếu VFS của VinFast. VFS có lúc tăng khoảng 30% tiến sát mốc 90 USD/cp.
Tính đến 22h27 (giờ Việt Nam), giá cổ phiếu VFS ở mức 89,35 USD/cổ phiếu, khối lượng giao dịch mã cổ phiếu này hơn 7,3 triệu cổ phiếu, nâng vốn hóa thị trường lên xấp xỉ 206 tỷ USD.
Hiện vốn hoá VinFast đã leo lên vị trí thứ 3 trên bản đồ vốn hoá các doanh nghiệp xe điện trên thế giới, bỏ xa hàng loạt tên tuổi trong ngành công nghiệp ô tô như Porsche, BYD, Mercedes, BMW, Volkswagen, Stellantis, Ferrari,…, bám sát Toyota ở vị trí thứ hai với vốn hoá 225 tỷ USD và sau Tesla (757 tỷ USD).
Đây là con số rất lớn, trong hơn 23 năm phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam cũng chưa từng có cái tên nào chạm đến mức mức vốn hóa trên ngay cả trong giai đoạn thăng hoa nhất.
Đặc biệt, mức vốn hóa trên ngưỡng 200 tỷ USD của VinFast cao hơn tổng giá trị vốn hoá của các doanh nghiệp “tỷ đô” (vốn hoá trên 1 tỷ USD) của thị trường Việt Nam. Tính hết phiên 28/8, sàn chứng khoán Việt có 49 doanh nghiệp tỷ đô, tổng giá trị vốn hoá chỉ khoảng 173 tỷ đồng.
Trong bối cảnh cổ phiếu VinFast bứt phá mạnh, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng vọt. Theo bảng xếp hạng tỷ phú thời gian thực của Forbes, nhà sáng lập VinFast ghi nhận khối tài sản lên đến 71,7 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng đã leo lên vị trí thứ 16 trong danh sách tỷ phú USD theo bình chọn của Forbes.
Ở tầm châu lục, Chủ tịch Vingroup đứng ở vị trí người giàu thứ 2 châu Á chỉ sau tỷ phú Mukesh Ambani (94,7 tỷ USD).
Cần lưu ý, lượng cổ phiếu lưu hành tự do của VinFast ở mức rất thấp với 4,5 triệu đơn vị so với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS được niêm yết.
Theo CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy, số lượng cổ phiếu lớn hơn dự kiến sẽ được đưa ra thị trường trong khoảng 6 tháng đến một năm tới. Dù vậy, việc đưa thêm cổ phiếu VinFast sẽ không ồ ạt, dự kiến khoảng 3 triệu cổ phiếu sẽ được đưa ra thêm trong lần đầu và khoảng 30 triệu sau đó.
Source link