Doanh nghiệp FDI đóng góp gì cho kinh tế Việt Nam?

[ad_1]

Công nhân làm việc trong nhà máy Samsung Bắc Ninh - Ảnh: ĐỨC ANH

Công nhân làm việc trong nhà máy Samsung Bắc Ninh – Ảnh: ĐỨC ANH

Đạt kết quả ấn tượng

Số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong báo cáo đánh giá về đầu tư nước ngoài vừa gửi tới Thủ tướng.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút đầu tư FDI trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm nay đạt kết quả ấn tượng.

Vốn đăng ký FDI trong năm 2023 đạt gần 39,4 tỉ USD (vốn giải ngân đạt 23,18 tỉ USD) và 6 tháng đầu năm nay đạt 15,2 tỉ USD (vốn giải ngân đạt 10,84 tỉ USD).

Nhiều dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực điện tử, sản xuất chất bán dẫn, công nghiệp phụ trợ được Thủ tướng phê duyệt, trong đó số dự án FDI có quy mô vốn đầu tư trên 100 triệu USD trong năm 2023, gấp đôi năm 2022.

Xuất siêu của khu vực doanh nghiệp FDI năm 2023 đạt gần 50,1 tỉ USD, điều này bù đắp phần nhập siêu gần 21,8 tỉ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp đưa cán cân thương mại cả nước xuất siêu khoảng 28,3 tỉ USD.

Một điểm tích cực được ghi nhận là trong khi dòng vốn FDI vào các nước khu vực ASEAN năm 2023 giảm 16% thì vào Việt Nam lại tăng 34,5% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam đạt 39,4 tỉ USD, trong khi đầu tư vào Singapore 158 tỉ USD, Malaysia 69,1 tỉ USD, Indonesia 23 tỉ USD, Thái Lan 24 tỉ USD, Philippines 6,7 tỉ USD, Campuchia 3,6 tỉ USD, Lào 1,4 tỉ USD.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực FDI có vai trò quan trọng, đóng góp 16,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2023. 

Điều này tạo thêm xung lực, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, tạo việc làm, tăng thu ngân sách trong những năm gần đây.

Khu vực đầu tư FDI là điểm sáng trong bối cảnh hoạt động đầu tư trong nước chưa sôi động như kỳ vọng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá.

Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trên bản đồ quốc tế về thu hút đầu tư FDI được nâng cao, nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới dành sự quan tâm đến Việt Nam.

Một số tập đoàn lớn như: Apple, Dell, Foxconn, Pegatron, Nike… đã thực hiện quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam.

Nhiều tập đoàn lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đang mở rộng đầu tư cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, trong đó có những cái tên nổi bật như: Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor, Nvidia.

Sức hút lớn với đầu tư FDI

Về triển vọng đầu tư FDI vào Việt Nam trong năm 2024 và những năm tới, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam cùng với Singapore, Indonesia sẽ là “tam giác vàng” khởi nghiệp của ASEAN.

Xu hướng các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất hàng xuất khẩu sang các thị trường Âu, Mỹ đang tích cực thiết lập cơ sở mới ngoài Trung Quốc để đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa thì Việt Nam đang nổi lên là địa điểm tốt để lựa chọn đầu tư.

Các doanh nghiệp Mỹ cũng có xu hướng dịch chuyển một phần chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, đặc biệt các lĩnh vực chiến lược nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang mở ra cơ hội cho Việt Nam.

Hiện Mỹ có chủ trương giảm 30% đơn hàng dệt may, da giày từ thị trường lớn Trung Quốc sang các nước khác để tránh phụ thuộc vào một thị trường.

Đạo luật Chips và khoa học năm 2022, lệnh cấm các doanh nghiệp bán dẫn cung cấp sản phẩm công nghệ cao sang Trung Quốc của Mỹ cũng đang thúc đẩy sự dịch chuyển FDI trong các ngành này ra ngoài Trung Quốc.

Một xu hướng tích cực khác của dòng FDI là các nhà đầu tư Đài Loan đang có xu hướng tăng đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ.

Đón vốn FDI công nghệ cao từ MỹĐón vốn FDI công nghệ cao từ Mỹ

Các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ đã tới Việt Nam đầu tư kinh doanh và tạo ra giá trị hàng tỉ USD, nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, chừng đó vẫn chưa xứng với tiềm năng.

[ad_2]
Source link