[ad_1]
Chương trình được tổ chức sáng 14-7 với chủ đề “Cải cách việc thực hiện thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số – Sự hài lòng của người dân”. Chương trình do bà Phạm Quỳnh Anh, trưởng Ban Pháp chế HĐND TP.HCM, điều hành.
Khung pháp lý cho việc bảo mật thông tin cá nhân
Đặt câu hỏi tại chương trình, cử tri Nguyễn Hữu Ngữ (quận Bình Tân) trăn trở khi áp dụng công nghệ để đồng bộ hóa dữ liệu cá nhân thì thông tin cá nhân có được bảo mật tuyệt đối? Khung pháp lý quy định vấn đề này thế nào?
Bà Võ Thị Trung Trinh, giám đốc Trung tâm chuyển đổi số TP, cho biết thông tin cá nhân của người dân khi thực hiện giao dịch trên hệ thống của các sở, ngành, quận, huyện đều được bảo mật tuyệt đối.
Việc bảo mật này thông qua ba biện pháp chính: thông qua các giải pháp kỹ thuật; thông qua các quy chế sử dụng được cụ thể hóa từ các quy định của luật và nghị định; cuối cùng là liên quan đến nhân sự tham gia hệ thống.
Do vậy, toàn bộ quy trình xử lý hồ sơ thủ tục hành chính, thông tin cá nhân chỉ được cung cấp cho mục đích giải quyết hồ sơ đó theo nhiệm vụ của công chức, viên chức được phân công.
Với vấn đề lưu trữ thông tin, hiện nay hệ thống máy chủ các đơn vị được lưu trữ tập trung tại trung tâm dữ liệu TP. Trung tâm này được trang bị các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo dữ liệu được lưu trữ an toàn bảo mật và được vận hành thông suốt.
Về khung pháp lý, hiện có các quy định liên quan như Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng… đều có các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân. Theo bà Trinh, hiện Việt Nam có khoảng 70 triệu người sử dụng Internet tương đương với 80% dân số, nguy cơ lộ lọt không tin rất cao.
“Vấn đề này Bộ Công an đang trình Chính phủ xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dự kiến sẽ trình Quốc hội trong năm 2025. Chúng ta sẽ được trang bị đầy đủ những biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của người dân khi giao dịch với các hệ thống thông tin của các cơ quan chính quyền cũng như các giao dịch với doanh nghiệp”, bà Trinh khẳng định.
Ngoài ra, giám đốc Trung tâm chuyển đổi số TP cho rằng để vận hành hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của TP tránh những bất cập, lỗi, phải giải quyết ba nhóm vấn đề.
Thứ nhất, trang bị những hệ thống máy tính kết nối mạng cho các cơ sở, đặc biệt là các phường xã, thị trấn. Thứ hai, kết nối đồng bộ giữa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành gồm cơ sở dữ liệu dân cư, cơ sở dữ liệu hộ tịch và hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia.
Giải quyết công việc hành chính hoàn toàn trên môi trường mạng vào năm 2025
Phát biểu tại chương trình, ông Lâm Đình Thắng, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, chia sẻ về công tác cải cách hành chính và chương trình chuyển đổi số của TP thời gian qua.
Ông Thắng nhìn nhận chính quyền TP đã rất quyết tâm và nỗ lực trong công tác này nhằm cải thiện môi trường đầu tư phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện nay nền hành chính của TP đã đạt được những kết quả khá tích cực. Hầu hết các cơ quan hành chính của TP đều xử lý công việc trên môi trường mạng, người dân có thể nộp hồ sơ, theo dõi kết quả xử lý hồ sơ và kết quả xử lý phản ánh kiến nghị trên môi trường mạng.
Lãnh đạo TP cũng có thể theo dõi tiến độ xử lý công việc của các sở ngành, địa phương trên nền tảng số thông qua hệ thống quản trị thực thi.
Tuy nhiên công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số của TP vẫn còn nhiều khó khăn và vướng mắc. Nguyên nhân về mặt khách quan do quy mô và tính chất phức tạp của các lĩnh vực, vừa có nguyên nhân chủ quan vì nguồn nhân lực công nghệ thông tin thiếu và chưa đảm bảo yêu cầu thực tiễn…
Thời gian tới chính quyền TP sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực cho công tác cải cách hành chính với mục tiêu làm sao đưa lên nền tảng số, giải quyết hoàn toàn trên môi trường mạng vào năm 2025.
Trước mắt TP sẽ xây dựng năm nền tảng số, gồm: hệ thống quản lý đất đai hệ, thống quản lý cấp phép xây dựng, học bạ điện tử, hồ sơ sức khỏe điện tử và chương trình quản lý an sinh xã hội.
Source link