[ad_1]
Sau nhiều năm chứng kiến mức doanh thu khổng lồ tại Trung Quốc, cả Apple và Tesla đều đang phải trải qua thời kỳ suy thoái. Rất nhiều yếu tố chi phối, trong đó có việc người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ít quan tâm đến những thương hiệu công nghệ lớn của Mỹ.
Doanh thu của Apple tại Trung Quốc giảm lần đầu tiên trong quý, từ mức 24 tỷ USD vào năm 2022 xuống chỉ còn chưa đến 21 tỷ USD vào năm 2023. 3 tỷ USD không phải vấn đề quá lớn song đủ để gây ra sự quan ngại bởi Trung Quốc vốn được coi là nguồn tăng trưởng khổng lồ của Apple.
Tesla cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tương tự. Báo cáo từ Hiệp hội xe khách Trung Quốc tiết lộ doanh thu tháng 2 của nhà sản xuất này đã giảm 19% so với năm trước. Rất nhiều lý do khiến doanh số bán hàng của Tesla sụt giảm, đến mức vượt xa cả sự thất vọng của chính Elon Musk.
Hiện tại, tình trạng dư cung trên toàn thị trường xe điện đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất ô tô ở Detroit. Bản thân Trung Quốc cũng đang trong thời kỳ suy thoái, vậy nên càng khó bán ô tô cao cấp.
Tuy nhiên, có một lời giải thích đơn giản hơn: Apple và Tesla đã mất cảnh giác.
Lấy Huawei làm ví dụ.
Bị đưa vào danh sách đen vào năm 2019, Huawei không thể sử dụng các thành phần hoặc phần mềm đến từ Mỹ. Thiếu YouTube, Gmail và cửa hàng Google Play, thiết bị cầm tay Huawei tại Mỹ và châu Âu có một khởi đầu không mấy dễ dàng.
Tuy nhiên, tại Trung Quốc, Huawei vẫn phát triển thành thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu và chiếm lĩnh thị phần từ Apple, Oppo đến Vivo. Động lực phần lớn đến từ chính phủ, khi một mạng lưới các doanh nghiệp nhận vốn từ quỹ đầu tư nhà nước tập trung cao độ vào việc giúp Huawei xây dựng mạng lưới chip tự cung ứng. Nhóm này bao gồm rất nhiều các chuyên gia quang học, nhà phát triển thiết bị chip và nhà sản xuất hóa chất. Kế hoạch nằm trong nỗ lực trị giá 30 tỷ USD nhằm giúp Huawei xây dựng thêm các cơ sở chế tạo chip.
Suốt nhiều năm qua, các công ty Trung Quốc bị ‘mang tiếng’ sao chép công nghệ của các hãng phương Tây. Định kiến này đã không còn đúng ở thời điểm hiện tại bởi chiếc smartphone Mate 60 Pro của Huawei cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc đã có một chiếc điện thoại thông minh “cây nhà lá vườn” vô cùng chất lượng.
“Huawei hiện là trung tâm. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã thúc đẩy Trung Quốc và ngành công nghiệp xích lại gần nhau theo cách mà chúng tôi chưa từng thấy trước đây”, Kendra Schaefer, đối tác của công ty tư vấn Trivium China có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết.
Trong khi đó, Tesla phải đối mặt với vấn đề tương tự với các thương hiệu xe điện Trung Quốc như Nio, Li Auto và BYD. Chính Musk cũng đã nhắc tới các thương hiệu Trung Quốc rất nhiều, với đầy sự tôn trọng và kính nể.
“Bối cảnh cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô đã thay đổi. Vấn đề không còn nằm ở quy mô các công ty nữa mà là ở tốc độ. BYD đã chuẩn bị từ lâu để có thể tăng tốc nhanh hơn mọi người tưởng và giờ đây, phần còn lại của ngành đang phải chạy đua để bắt kịp”, Bridget McCarthy, đại diện quỹ phòng hộ Snow Bull Capital có trụ sở tại Thâm Quyến, quỹ đã đầu tư vào cả BYD và Tesla, cho biết.
Theo Bloomberg, thành tích vượt qua Tesla đã phản ánh sự thay đổi trong động lực cạnh tranh giữa Elon Musk và nhà sáng lập tỷ phú BYD Wang Chuanfu. Trong khi Musk cảnh báo về số lượng người dùng đủ khả năng mua xe điện với lãi suất cao, ông Wang nước rút tung ra một loạt các mẫu xe số lượng lớn với giá rất thấp để ‘thu phục’ khách hàng trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Nhiều dòng có giá ưu đãi hơn nhiều nếu so với mẫu sedan Model 3 rẻ nhất tại Trung Quốc.
“BYD là một điều kỳ diệu”, ông Munger nói với podcast Acquired và gọi Wang là thiên tài. “Ông ấy giỏi tạo ra mọi thứ hơn Elon”.
Theo BI, sự trượt dốc của cả 2 ông lớn công nghệ Mỹ chính là dấu hiệu cho thấy cuộc chiến Trung Quốc-Mỹ trong việc giành quyền thống trị công nghệ đang ngày càng trở nên khốc liệt. Các công ty Mỹ không lường trước được diễn biến hiện tại bởi khi khảo sát thị trường, rất khó để thấy ai đó sử dụng Huawei Mate 60 hay Nio ES6. Thậm chí, ngay cả khi họ phát hiện ra, vẫn rất khó để dự đoán người tiêu dùng Trung Quốc thực sự muốn gì ở những công ty đặt trụ sở tại đại lục.
Theo số liệu thống kê được tờ BI trích dẫn, Apple đang phải vật lộn thuyết phục người dùng Trung Quốc mua iPhone mới. Nghiên cứu của Counterpoint Research cho thấy doanh số bán hàng đã giảm mạnh 24% trong 6 tuần đầu năm 2024.
Nhận định về điều này, Gene Munster, đối tác quản lý tại Deepwater Asset Management, cho rằng sự sụt giảm liên quan đến việc “các sản phẩm của Mỹ không còn được ưa chuộng ở Trung Quốc”.
Trong khi đó, lô hàng từ siêu nhà máy của Tesla tại Thượng Hải sụt giảm mạnh vào tháng trước khi chỉ có 60.365 xe được xuất xưởng, thấp hơn 16% so với số lô hàng của hãng trong tháng 1, theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc.
Theo: Rest of World, BI
Source link