[ad_1]
Tờ Wall Street Journal (WSJ) cho hay lịch sử diễn ra với Microsoft cách đây 25 năm đang lặp lại khi Bộ tư pháp Mỹ nhắm đến Apple cho vụ kiện chống độc quyền, qua đó dẫn đến khả năng phá sản hệ sinh thái iPhone hoặc thậm chí là chia tách tập đoàn.
CEO Tim Cook hiện đang phải đối mặt với vụ kiện từ Bộ tư pháp Mỹ nhằm bảo vệ trụ cột đế chế kinh doanh thời kỳ hậu Steve Jobs.
Việc phá sản hệ sinh thái iPhone, để cho các bên thứ 3 tham gia nền tảng dịch vụ của Apple sẽ ảnh hưởng cực lớn đến đế chế nhà táo khuyết.
Điều này khiến nhiều người nhớ lại 25 năm trước đây khi Bill Gates phải ngậm ngùi nhìn Microsoft mở cửa hệ sinh thái của mình cho các bên thứ 3 tiếp cận, qua đó tạo cơ hội cho Apple trỗi dậy. Cũng là Bộ tư pháp kiện chống độc quyền, tập đoàn Microsoft khi đó thậm chí đã phải đối mặt khả năng chia tách, xẻ thịt trước chính phủ Mỹ.
Lần này, lịch sử có lẽ đang lặp lại khi Apple cũng đang phải đối mặt nguy cơ phá sản hệ sinh thái iPhone.
Cay đắng
Năm 1998, Bộ tư pháp Mỹ đã kiện Microsoft vì vi phạm luật chống độc quyền. Vụ kiện này kéo dài tới 3 năm trước khi đế chế của Bill Gates giải quyết ổn thỏa vào năm 2001. Thế nhưng kéo theo đó là hàng loạt các vụ kiện kháng cáo cùng những cuộc chiến pháp lý khác ở thị trường Châu Âu khi chính phủ các nước khác “đánh hơi” thấy khả năng “xẻ thịt” Microsoft.
Mãi đến tận cuối năm 2009, những vụ kiện tốn kém này mới dừng theo đuổi Microsoft.
Tuy nhiên theo WSJ, kết quả của vụ kiện là khá cay đắng cho Bill Gates khi Microsoft phải mở cửa hệ sinh thái của mình trong hệ điều hành, để các bên thứ 3 tự do tiếp cận tệp khách hàng của tập đoàn.
Đây được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến Apple, khi đó còn là một hãng nhỏ suýt phá sản bắt được cơ hội phát triển mới.
“Bản thân Apple là người được hưởng lợi đáng kể từ vụ kiện đó. Vụ việc này đã mở đường cho Apple có cơ hội tung ra iTunes, iPod và cuối cùng là iPhone mà không bị hạn chế về rủi ro bị cạnh tranh, chèn ép hay thậm chí trả thù từ Microsoft,” trợ lý tổng chưởng lý về chống độc quyền của Bộ Tư pháp, ông Jonathan Kanter cho biết.
Xin được nhắc rằng Microsoft từng cấm các công ty như Apple cung cấp itunes trên PC chạy hệ điều hành Windows, qua đó ép người dùng phải sử dụng dịch vụ của hãng. Thế nhưng vụ kiện chống độc quyền đã giúp Apple ra mắt thành công iPod và trở thành tiền đề cho iPhone.
Tờ WSJ cho hay đây có lẽ là nguyên nhân khiến Apple không thích bị so sánh với Microsoft ngày xưa, thời điểm mà đế chế nhà Bill Gates chiếm hơn 90% thị phần PC, tương tự như iPhone chiếm hơn 65% thị phần smartphone ngày nay.
Nhớ lại khoảng thời gian đó, tỷ phú Bill Gates đã từng nhận định rằng cuộc chiến pháp lý của Microsoft đã khiến hãng bị mất tập trung, xao nhãng để rồi tụt lại phía sau trong mảng máy nghe nhạc cũng như smartphone, qua đó tạo cơ hội cho Apple.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, vụ kiện chống độc quyền đã ảnh hưởng xấu đến Microsoft. Lẽ ra, chúng tôi phải tập trung hơn vào việc phát triển hệ điều hành smartphone (ám chỉ iOS của Apple) và nếu như thế thì người dùng hiện nay thay vì sử dụng Android thì có thể sử dụng Windows Mobile”, Bill Gates ngậm ngùi nhớ lại vào năm 2019.
“Tôi đã quá mất tập trung. Tôi đã làm hỏng việc đó vì mất tập trung”, nhà sáng lập Microsoft hối hận.
Ngã 3 đường
Theo WSJ, CEO Tim Cook của Apple cũng đang ở ngã 3 đường tương tự như Bill Gates cách đây 25 năm. Trong khi Microsoft thời đó đang cố gắng tìm hướng đi mới sau thành công của hệ điều hành Windows thì Apple cũng đang tìm kiếm mặt hàng mới thay thế iPhone đang dần giảm sức hút.
Hãng tin Business Insider (BI) cho hay vào cuối năm 2023, Apple còn là tập đoàn giá trị nhất thế giới nhưng hiện nay lại chỉ đứng thứ 2 khi kém Microsoft 540 tỷ USD vốn hóa, tương đương mức giá trị của Tesla.
Tổng giá trị vốn hóa của Apple hiện chỉ vào khoảng 2,65 nghìn tỷ USD, kém xa so với 3,19 nghìn tỷ USD của Microsoft.
Xin được nhắc rằng vào thời hoàng kim cuối năm 2023, Apple có tổng vốn hóa đến 3 nghìn tỷ USD, cao hơn 200 tỷ USD so với Microsoft.
Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu của Apple giảm 11% thì Microsoft lại tăng 11% cùng kỳ.
Bởi vậy vụ kiện chống độc quyền của Bộ tư pháp nhằm vào Apple có thể ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng đến nhà táo khuyết, tạo tiền đề cho một Big Tech khác trỗi dậy tương tự như chính họ đã từng làm trước đây với Microsoft.
Hiện mảng dịch vụ đang tạo ra tỷ suất lợi nhuận gộp đến 71% trong năm tài khóa gần nhất của Apple, cao hơn nhiều so với mức 37% của mảng kinh doanh bán phần cứng.
“Mảng dịch vụ là một mỏ vàng với Apple”, chuyên gia Gene Munster của Deepwater Asset Management khẳng định.
Xin được nhắc lại rằng Apple đang chưa tìm ra sản phẩm đột phá nào thay thế iPhone, trong khi doanh số smartphone này đang giảm tốc và thậm chí là sụt giảm 24% trong 6 tuần đầu năm 2024 tại thị trường Trung Quốc.
Chính vì vậy khi các công tố viên cáo buộc Apple độc quyền hệ sinh thái iPhone của mình thì CEO Tim Cook đã tuyên bố cứng rắn sẽ chống trả bằng mọi cách có thể để bảo vệ mỏ vàng cho nhà táo khuyết.
Tuy nhiên, nhiệm vụ của CEO Tim Cook là vô cùng khó khăn khi Apple đang trở thành Big Tech với sức ảnh hưởng không kém gì so với Microsoft cách đây 25 năm. Chính vì vậy việc chính phủ Mỹ và công chúng để mắt tới, đồng thời muốn giới hạn quyền lực của doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Phía Apple cho rằng họ cần sự bảo mật để giữ sự riêng tư cho khách hàng, đồng thời chống lại sự cạnh tranh gay gắt từ Samsung cũng như hệ điều hành Android của Google.
Bất kể lời bào chữa là gì thì theo WSJ, Apple sẽ phải đối mặt với nhiều năm kiện tụng tẻ nhạt như Microsoft đã từng trải qua. Vòng xoáy sẽ đeo bám nhà táo khuyết với các vụ điều trần, xét duyệt tài liệu cùng vô số những phiên tòa tốn kém.
*Nguồn: WSJ, BI
Source link