‘Mỗi tỉnh không nên có sàn giao dịch công nghệ hoạt động rời rạc’

[ad_1]

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - phó giám đốc Trung tâm giải pháp miền Nam (Viettel) - cho rằng chỉ nên có một hoặc một số sàn giao dịch công nghệ chính - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Nguyễn Hữu Tuấn – phó giám đốc Trung tâm giải pháp miền Nam (Viettel) – cho rằng chỉ nên có một hoặc một số sàn giao dịch công nghệ chính – Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngày 2-11, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý đề án “Kết nối các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại TP.HCM với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ”.

Dự kiến đề án sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ cuối năm 2023.

Ông Phan Quốc Tuấn – phó trưởng phòng quản lý công nghệ và thị trường công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM – cho biết theo thống kê, hiện cả nước đang có khoảng 20 sàn giao dịch công nghệ trực tiếp và trực tuyến.

Ở khu vực Đông Nam Bộ, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu có các mô hình sàn giao dịch công nghệ. Các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh đã phối hợp với TP.HCM thành lập các sàn giao dịch trực tuyến liên kết.

Theo ông Tuấn, trong dự thảo đề án, trước mắt từ nay đến năm 2028 sẽ tập trung nâng cấp sàn giao dịch công nghệ TP.HCM làm đầu mối trung tâm kết nối cho các sàn vùng Đông Nam Bộ. 

Sàn giao dịch sẽ được đa dạng thông tin sản phẩm, giải pháp công nghệ và gia tăng các hoạt động liên kết giữa bên bán và bên mua.

Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM trên nền tảng trực tuyến - Ảnh chụp màn hình

Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM trên nền tảng trực tuyến – Ảnh chụp màn hình

Ông Nguyễn Hữu Tuấn – phó giám đốc Trung tâm giải pháp miền Nam (Viettel) – cho rằng việc kết hợp các sàn giao dịch công nghệ giữa các địa phương là điều nên làm. 

Mỗi tỉnh thành không nên có một sàn giao dịch công nghệ riêng hoạt động rời rạc. Bởi theo ông, nhìn chung các điều kiện và nhu cầu công nghệ trong một vùng sẽ có sự tương đồng. Sàn giao dịch chính nên được TP.HCM hoặc Bộ Khoa học và Công nghệ lập ra.

Ông Tuấn nhìn nhận cái khó của các sàn giao dịch công nghệ ở Việt Nam đến nay vẫn là đầu ra. Các sản phẩm khoa học, công nghệ trên sàn đang khó tìm được bên mua. 

Một nguyên nhân là các sàn trực tuyến hiện đưa công nghệ chưa có một chiến lược ưu tiên. Theo ông, trước mắt có thể dồn sức cho các công nghệ trong nông nghiệp, công nghiệp chế biến, giải pháp môi trường do nhu cầu lớn và dễ chuyển giao.

Doanh nghiệp muốn sản phẩm trên sàn giao dịch công nghệ được đảm bảo

Bà Nguyễn Thị Kim Quyên – giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh – nhận định sau một năm vận hành Sàn giao dịch công nghệ trực tuyến Tây Ninh, nhiều doanh nghiệp đánh giá khá tích cực về những công nghệ được giới thiệu. Tuy nhiên họ lại băn khoăn không dám mua.

Bà Quyên giải thích nhiều doanh nghiệp mong muốn có một sự đảm bảo về các sản phẩm công nghệ được giới thiệu trên sàn. Thậm chí có doanh nghiệp còn đặt vấn đề Sở Khoa học và Công nghệ có thể là bên đồng cam kết về chất lượng công nghệ khi họ mua các sản phẩm này hay không?

“Doanh nghiệp không thể nay bỏ 1 tỉ để cập nhật công nghệ, mai lại bỏ tiếp 2 tỉ. Họ cần một sự đảm bảo”, bà Quyên nói.

[ad_2]
Source link