CrowdStrike xin lỗi, thông báo tìm được nguyên nhân sập hệ thống máy tính toàn cầu

[ad_1]

Màn hình xanh chết chóc (BSOD) xuất hiện tại sân bay quốc tế Newark, New York, Mỹ trong sự cố sập hệ thống máy tính toàn cầu hôm 19-7 - Ảnh: REUTERS

Màn hình xanh chết chóc (BSOD) xuất hiện tại sân bay quốc tế Newark, New York, Mỹ trong sự cố sập hệ thống máy tính toàn cầu hôm 19-7 – Ảnh: REUTERS

Tối 19-7 (theo giờ Việt Nam), Tổng giám đốc điều hành (CEO) CrowdStrike George Kurtz vừa lên tiếng xin lỗi vì sự cố sập hệ thống vi tính toàn cầu, gây gián đoạn cho hàng loạt ngành công nghiệp lớn từ hàng không, ngân hàng đến y tế.

“Chúng tôi vô cùng xin lỗi về những tác động mà chúng tôi đã gây ra cho các khách hàng, các du khách và bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi sự việc này, trong đó bao gồm cả công ty của chúng tôi”, ông Kurtz trả lời trên chương trình Today của Đài NBC News.

“Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để một số hệ thống không tự động có thể phục hồi. Tuy nhiên công ty của chúng tôi đảm bảo phần mềm của mọi khách hàng đều sẽ được khôi phục hoàn toàn”, CEO của CrowdStrike nói thêm.

Sự cố công nghệ khiến nhiều dịch vụ lớn trên thế giới tê liệt

Hãng tin Reuters ghi nhận hàng loạt sân bay và hãng hàng không lớn trên toàn thế giới đột ngột thông báo hoãn hoặc hủy chuyến bay vào chiều 19-7 (theo giờ Việt Nam).

Bên cạnh dịch vụ hàng không, Commonwealth Bank – ngân hàng lớn của Úc, một số sàn giao dịch dầu khí ở thủ đô London (Anh) và Singapore, một số sàn giao dịch chứng khoán ở Hong Kong, tập đoàn tài chính ngân hàng đầu tư toàn cầu Macquarie Capital (Úc), một số công ty môi giới tại Ấn Độ, các công ty bảo hiểm, ngân hàng ở Đức, hay Nam Phi cũng bị gián đoạn nghiêm trọng.

Ngoài hàng không và ngân hàng, các phương tiện truyền thông cũng bị “đóng băng” trong một khoảng thời gian. Điển hình, Đài Sky News (Anh) hay Đài truyền hình ABC (Úc) bị ngừng hoạt động đột ngột.

Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe của một số quốc gia cũng rơi vào hỗn loạn do sự cố sập hệ thống máy tính toàn cầu vào chiều 19-7.

Đáng chú ý, sự cố công nghệ này còn làm hệ thống máy tính của Quốc hội New Zealand bị gián đoạn, một vài cơ sở hạ tầng quan trọng ở Đức, hệ thống điện tử ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và nhà sản xuất ô tô lớn nhất Ấn Độ Maruti Suzuki bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân không phải do tấn công mạng

Chiều 19-7, CrowdStrike cho biết họ ghi nhận “nhiều báo cáo về hiện tượng màn hình xanh chết chóc (BSOD) trên các máy chủ Windows”. Thuật ngữ “màn hình xanh chết chóc” thường được sử dụng để mô tả sự cố hệ thống trên hệ điều hành Windows của Microsoft.

Sự cố khiến các dịch vụ của phần mềm Microsoft 365 như Teams hay OneDrive trên toàn cầu bị ngừng hoạt động.

“Đây không phải sự cố bảo mật hay hậu quả của một vụ tấn công mạng. Sự cố đã được xác định và chúng tôi đang triển khai khắc phục sự cố này”, ông Kurtz viết trên mạng xã hội X.

Công ty phần mềm an ninh mạng CrowdStrike chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật dựa trên dịch vụ đám mây cho các doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia công nghệ, công cụ Falcon của CrowdStrike – phần mềm giúp bảo vệ máy tính của các doanh nghiệp, tổ chức khỏi những cuộc tấn công mạng và phần mềm độc hại – lại chính là một trong những lý do gây ra sự cố hàng loạt hôm 19-7.

Phần mềm CrowdStrike Falcon có chức năng theo dõi một cách chi tiết những hoạt động đang diễn ra trên máy tính, giúp tìm kiếm những hoạt động bất thường, độc hại cho máy tính và khóa các mối đe dọa này.

Tuy nhiên, chức năng này cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng mỗi khi CrowdStrike Falcon gặp trục trặc.

Không tha cả Olympic

Theo Hãng tin AFP, vụ sập hệ thống máy tính toàn cầu cũng làm ảnh hưởng đến Olympic Paris 2024.

Ngay sau đó, Ban tổ chức Olympic Paris 2024 thông báo các đội kỹ thuật đã được huy động đầy đủ để hạn chế các tác động, đồng thời kích hoạt các kế hoạch dự phòng để đảm bảo tiếp tục hoạt động cho công tác tổ chức.

[ad_2]
Source link