Các công ty muốn đưa dữ liệu ‘đám mây’ xuống biển, vì sao?

[ad_1]

Ống trụ chứa các thiết bị máy tính lưu trữ dữ liệu đang chuẩn bị được Microsoft dìm xuống biển - Ảnh: HOSTIMUL

Ống trụ chứa các thiết bị máy tính lưu trữ dữ liệu đang chuẩn bị được Microsoft dìm xuống biển – Ảnh: HOSTIMUL

Văn bản bạn đang đọc lưu trữ ở đâu? Theo một nghĩa nào đó, nó tồn tại “trên Internet” hoặc “trên đám mây”. Nhưng theo nghĩa vật lý, nó được lưu trữ và truyền đi trong mạng lưới thiết bị mạng của hàng nghìn trung tâm dữ liệu trên toàn cầu.

Mỗi trung tâm này đều hoạt động vo ve, ồn ào và kêu bíp suốt ngày đêm để lưu trữ, xử lý và truyền đạt lượng dữ liệu khổng lồ, cũng như cung cấp dịch vụ cho những người tiêu dùng.

Tất cả cơ sở hạ tầng này đều rất tốn kém từ việc thuê, mua nhà cửa đến xây dựng và vận hành hệ thống máy tính. Chưa kể những hoạt động này có tác động đáng kể đến môi trường.

Từ Mỹ đến Trung Quốc đều đang thử nghiệm

Dự án Natick của Microsoft đã theo đuổi ý tưởng về các trung tâm dữ liệu dưới biển kể từ năm 2014, theo trang tin The Conversation của Úc.

Trong thử nghiệm đầu tiên vào năm 2015, một trung tâm dữ liệu quy mô nhỏ được triển khai trong 3 tháng ở Thái Bình Dương.

Vào năm 2018, một thử nghiệm tiếp theo được triển khai. Tổng cộng 864 máy chủ, trong cấu trúc hình ống 12 x 3m, đã bị đánh chìm ở độ sâu 35m ngoài khơi quần đảo Orkney ở Scotland.

Microsoft không phải là công ty duy nhất thử nghiệm di chuyển dữ liệu xuống dưới nước.

Subsea Cloud, một công ty Mỹ khác, cũng đang làm như vậy.

Công ty TNHH Trung tâm Công nghệ dữ liệu HiCloud Thâm Quyến của Trung Quốc cũng đã triển khai các trung tâm dữ liệu ở vùng biển nhiệt đới ngoài khơi đảo Hải Nam.

Tại sao phải chuyển trung tâm dữ liệu xuống biển?

Các trung tâm dữ liệu dưới nước hứa hẹn một số lợi thế so với những “người anh em” trên đất liền.

Lợi ích chính là cắt giảm đáng kể mức tiêu thụ điện. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế, các trung tâm dữ liệu tiêu thụ 1-1,5% lượng điện sử dụng toàn cầu, trong đó khoảng 40% được sử dụng để làm mát.

Các trung tâm dữ liệu trong đại dương có thể tản nhiệt ra vùng nước xung quanh.

Trung tâm của Microsoft sử dụng một lượng điện nhỏ để làm mát, trong khi thiết kế của Subsea Cloud có hệ thống làm mát hoàn toàn thụ động.

Ngoài ra, thí nghiệm của Microsoft cũng cho thấy trung tâm dưới nước có độ tin cậy cao hơn. Tỉ lệ lỗi của máy chủ chỉ dưới 20% so với các trung tâm dữ liệu trên đất liền.

Điều này do nhiệt độ dưới đáy biển ổn định và thực tế là oxy và độ ẩm đã được loại bỏ khỏi các ống chứa máy chủ, điều này có khả năng làm giảm sự ăn mòn của các bộ phận. Không khí bên trong ống cũng đã được thay thế bằng nitơ nên không thể xảy ra cháy.

Một lý do khác là sự vắng mặt hoàn toàn của con người giúp ngăn chặn khả năng xảy ra lỗi của con người ảnh hưởng đến thiết bị.

Ngoài ra, việc di chuyển các trung tâm dữ liệu ra biển khiến tin tặc hoặc kẻ phá hoại khó truy cập hơn. Nó cũng có thể giúp giải quyết các mối lo ngại về “chủ quyền dữ liệu” dễ dàng hơn.

Cuối cùng, việc xây dựng trung tâm dữ liệu dưới nước cũng có chi phí thấp hơn.

Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc đặt trung tâm dữ liệu ở các đại dương sẽ gây tác động tiêu cực đáng kể tới môi trường.

Cho đến nay, phương pháp này có vẻ rất thực tế và đang được các công ty nhân rộng, đó là tương lai của các trung tâm dữ liệu trên Trái đất.

[ad_2]
Source link