Không có đám mây nào miễn phí

[ad_1]

Đưa dịch vụ công lên “đám mây” đòi hỏi đầu tư nghiêm túc và tầm nhìn dài hạn và quan trọng là mọi thứ đều được tính bằng tiền chứ không có chuyện miễn phí.

Dịch vụ đám mây (cloud services) là tên gọi chung của các tài nguyên công nghệ thông tin như năng lực điện toán, cơ sở dữ liệu, ứng dụng… do một bên thứ ba cung cấp thông qua Internet.

Hình dung một cách đơn giản, nó là “máy tính của người khác” mà chúng ta trả tiền để sử dụng thay vì tự mình đầu tư, vận hành và bảo dưỡng.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 1.
Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 2.

Mới đây nhất, gã khổng lồ công nghệ Mỹ Amazon đạt thỏa thuận trị giá 2 tỉ AUD (hơn 34.300 tỉ đồng) với Chính phủ Úc để thiết lập một đám mây “tuyệt mật” nhằm lưu trữ thông tin tình báo và quân sự của nước này, Đài ABC News (Úc) đưa tin ngày 3-7.

Amazon là đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây lớn nhất thế giới với 31% thị phần toàn cầu tính đến quý 1-2024, theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường Synergy Research Group.

Theo “thỏa thuận lịch sử” trên, Amazon sẽ xây dựng ba trung tâm dữ liệu với mức độ an ninh cực kỳ cao tại các địa điểm bí mật nằm rải rác trong lãnh thổ nước Úc để phục vụ đám mây đặc biệt này.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 3.

Các cơ sở này sẽ do một công ty con của Amazon Web Services (AWS) đặt tại Úc vận hành, nhằm đảm bảo không có yếu tố nước ngoài nào có khả năng tiếp cận dữ liệu nhạy cảm và Chính phủ Úc sẽ có “chủ quyền tuyệt đối” với đám mây trên.

Tổng cục Tín hiệu Úc (ASD) – cơ quan tình báo phụ trách an ninh mạng được giao nhiệm vụ phối hợp với AWS trong dự án lần này – cho biết dự án sẽ cung cấp một “không gian cộng tác tối tân dành cho cộng đồng tình báo và quốc phòng của chúng ta để lưu trữ và truy cập dữ liệu tuyệt mật”.

Về phía AWS, nhà cung cấp đám mây này cho hay sáng kiến an ninh quốc gia của Canberra cho phép AWS chứng minh cam kết của họ về việc “không chỉ cung cấp một bộ yêu cầu cố định mà còn liên tục thích ứng, cải tiến và đổi mới”.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 4.

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn như Amazon, Microsoft và Google có một đơn vị đặc biệt dành cho độ bền (durability) của hệ thống lưu trữ dữ liệu của họ: con số 9.

Tiêu chuẩn vàng mà các công ty này hướng đến thường được gọi tắt là “11 số 9”, tương đương độ bền lên đến 99,999999999% mỗi năm.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 5.

Đây là cam kết mà một trung tâm dữ liệu hay hệ thống máy chủ đơn lẻ khó lòng đạt được nhưng lại trở nên khả dĩ nhờ vào quy mô của các nhà cung cấp như ba gã khổng lồ công nghệ kể trên.

Mỗi nhà cung cấp như vậy nắm trong tay nhiều trung tâm dữ liệu siêu lớn (hyperscale data center) được xây dựng phân tán ở nhiều vị trí địa lý khác nhau theo từng nhóm khu vực trên thế giới, đảm bảo ngay cả một thảm họa thiên nhiên như động đất hay sóng thần cũng không thể làm tê liệt 100% hệ thống hay làm mất dữ liệu khách hàng.

Theo trang chủ của IBM, một trung tâm dữ liệu hyperscale cung cấp khả năng mở rộng cực cao và được thiết kế cho khối lượng công việc lớn với cơ sở hạ tầng mạng được tối ưu hóa, kết nối mạng hợp lý và độ trễ được giảm thiểu.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 6.

Chi phí xây dựng một trung tâm dữ liệu đạt chuẩn để cung cấp dịch vụ đám mây vì thế không hề rẻ.

Tháng 4-2024, Google thông báo khoản đầu tư 3 tỉ USD để nâng cấp và xây mới các trung tâm dữ liệu ở Mỹ, trong đó 2 tỉ USD để mở rộng ba trung tâm dữ liệu hiện hữu tại bang Virginia và 1 tỉ USD để đầu tư một trung tâm dữ liệu mới ở bang Indiana.

Tháng 5-2024, Amazon cũng công bố kế hoạch chi 15,7 tỉ euro trong vòng 10 năm để xây dựng các trung tâm dữ liệu ở Aragon.

Cùng thời điểm trên, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến làm việc tại bang Wisconsin cũng công bố khoản đầu tư 3,3 tỉ USD của Microsoft nhằm xây dựng một trung tâm dữ liệu phục vụ AI tại đây, theo thông cáo báo chí từ Nhà Trắng.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 7.

Trong quá trình chuyển đổi số đối với dịch vụ công, di dời hệ thống công nghệ thông tin từ máy chủ tự vận hành lên đám mây là một trong những giải pháp để tối ưu chi phí được nhiều chính quyền lựa chọn.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 8.

Cuối năm 2023, AWS cùng Bộ Lao động và Hưu trí Vương quốc Anh ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ đám mây trong vòng ba năm trị giá 94 triệu bảng.

Bản hợp đồng là một phần của thỏa thuận hợp tác dài hơi giữa AWS và Chính phủ Anh, trong đó nhà cung cấp đám mây này cam kết giảm giá tối thiểu 18% cho các cơ quan chính phủ nước này, miễn là hợp đồng được ký với thời hạn ba năm.

Trong khuôn khổ thỏa thuận này, Bộ Nội vụ và Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh cũng đang có những bản hợp đồng với AWS trị giá lần lượt 450 triệu bảng và 20,8 triệu bảng.

Chính phủ Kenya thì đang lựa chọn Microsoft làm đối tác đồng hành hướng đến “Tầm nhìn 2030” – biến quốc gia Đông Phi thành một “quốc gia có sức cạnh tranh toàn cầu và thịnh vượng với chất lượng cuộc sống cao vào năm 2030”, theo trang chủ của Microsoft.

Theo thỏa thuận được ký kết vào tháng 11-2023, Microsoft sẽ hợp tác với chính phủ và các bộ, ban, ngành thông qua đầu mối là Cơ quan Công nghệ thông tin Kenya để triển khai công nghệ đám mây cho các cơ quan chính phủ trong một khuôn khổ có lợi cho đôi bên.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 9.
Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 10.

Chính phủ Singapore có tầm nhìn rộng hơn khi lập hẳn một nền tảng thống nhất mang tên Chính phủ trên đám mây thương mại (GCC) – nơi cung cấp cho các cơ quan chính phủ một đầu mối duy nhất để áp dụng các giải pháp đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, trong đó có cả Amazon, Microsoft và Google.

“GCC cho phép GovTech (cơ quan chịu trách nhiệm chuyển đổi số của Singapore) và các cơ quan khác theo đuổi quá trình chuyển đổi số của chính phủ và nâng cao dịch vụ cho công dân và doanh nghiệp thông qua năng lực đám mây để chúng ta có thể vượt qua những hạn chế của các hệ thống truyền thống và tạo ra một chính phủ phục vụ nhu cầu của công dân nhanh hơn, an toàn hơn với chi phí thấp hơn” – cổng thông tin dành cho lập trình viên của Chính phủ Singapore đưa tin.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 11.

GCC đặt mục tiêu giúp đưa ít nhất 70% hệ thống chính phủ đủ điều kiện lên dịch vụ đám mây thương mại, bao gồm các hệ thống quan trọng liên quan đến dữ liệu nhạy cảm hoặc bí mật sẽ được chạy trên các trung tâm dữ liệu chuyên biệt do AWS vận hành riêng cho Chính phủ Singapore, theo trang Computer Weekly.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 12.

“Triết lý thiết kế của mỗi nhà cung cấp đám mây có thể khá khác nhau, và vấn đề không phải cái này tốt hơn cái kia. Chúng tôi đang làm việc với tất cả các nhà cung cấp và khi một sản phẩm phù hợp xuất hiện, chúng tôi sẽ xem xét nó” – Computer Weekly dẫn lời ông Chan.

Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ của các công ty này, Chính phủ Singapore cũng kêu gọi họ đầu tư vào đào tạo nhân lực bản địa để vận hành tốt nhất một chính phủ trên đám mây – Chan nói thêm.

Đáp lại lời kêu gọi, AWS đã hợp tác đào tạo hơn 200.000 cá nhân tại Singapore về các kỹ năng đám mây kể từ năm 2017 thông qua nhiều chương trình khác nhau như Skill Builder hay re/Start.

Đầu năm ngoái, AWS cũng hợp tác với Trường Ngee Ann Polytechnic để cung cấp cho hơn 500 sinh viên công nghệ thông tin quyền truy cập vào các chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ trong vòng ba năm.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 13.

Năm 2023, hàng loạt ông lớn công nghệ và nhà cung cấp đám mây công bố kế hoạch xây dựng và vận hành các trung tâm dữ liệu mới ở Đông Nam Á để đáp ứng nhu cầu bùng nổ từ các nền kinh tế số phát triển nhanh trong khu vực, theo trang Fabis. Dẫn đầu trong số này là Singapore với hơn 100 trung tâm dữ liệu, chiếm 60% năng lực toàn khu vực.

Tuy nhiên, vị thế dẫn đầu của đảo quốc sư tử đang có khả năng lung lay khi nước này đang giới hạn các dự án xây mới, đồng thời áp dụng những tiêu chuẩn môi trường khắt khe hơn do quan ngại về tác động môi trường của các siêu trung tâm dữ liệu.

Theo Fabis, khoảng 7% lượng tiêu thụ điện ở Singapore đến từ các trung tâm dữ liệu và con số này có thể còn tăng lên 12% đến năm 2030.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 14.

Malaysia hiện có khoảng 50 trung tâm dữ liệu và đang thu hút nhà đầu tư bằng các ưu đãi về thuế và các đặc quyền khác.

Đặc biệt, nước này đang nỗ lực giành được các bản hợp đồng từ tay Singapore nhờ lợi thế vị trí địa lý, đặc biệt là khu vực Iskandar Puteri nằm ngay phía bên kia eo biển Singapore đã nổi lên như một điểm nóng xây dựng trung tâm dữ liệu mới trong thời gian gần đây.

Thái Lan – quốc gia hiện đã có khoảng 30 trung tâm dữ liệu – cũng đạt được bước tiến lớn vào tháng 11-2023 khi Amazon, Google và Microsoft đồng ý đầu tư 300 tỉ baht (210.400 tỉ đồng) để phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu tại quốc gia này.

AWS cho biết họ có kế hoạch xây dựng một trung tâm dữ liệu tại nước này với ngân sách 5 tỉ USD (126.800 tỉ đồng) trong vòng 15 năm.

Tính đến cuối năm 2023, Indonesia có khoảng 73 trung tâm dữ liệu với kế hoạch xây dựng thêm 16 trung tâm nữa. Philippines hiện có khoảng 22 trung tâm dữ liệu, phần lớn nằm ở thủ đô Manila.

Theo báo cáo Industrial Whitepaper 2023 của Savills, Việt Nam có 28 trung tâm dữ liệu với tổng công suất đạt 45MW, thuộc 44 nhà cung cấp.

Không có đám mây nào miễn phí - Ảnh 15.


[ad_2]
Source link