[ad_1]
Ken Hu, Chủ tịch luân phiên của Huawei, chi sẻ về tầm nhìn của Huawei về việc bảo vệ an toàn thông tin cho khách hàng
Lời giải cho bài toán an ninh mạng vẫn đang chứa đựng nhiều thách thức khi ở phạm vi toàn cầu, các quốc gia và các bên liên quan thiếu những sự đồng thuận chung về an ninh mạng, dẫn đến việc không có một tiêu chuẩn chung để tạo dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh.
Đảm bảo an ninh thông tin cho người dùng
Là một tập toàn cầu hoạt động tại hơn 170 quốc gia, Huawei cho biết hãng đã có đóng góp quan trọng cho các tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu, đồng thời là thành viên chủ chốt cũng như tham gia vào nhiều tổ chức, diễn đàn uy tín về an ninh mạng.
Hàng năm Huawei đã đệ trình và được thông qua nhiều đề xuất bảo mật lên 3GPP (Dự án đối tác thế hệ thứ ba), phát triển tiêu chuẩn bảo mật H(e)NB và đẩy mạnh nghiên cứu bảo mật trên hệ truyền thông M2M (Máy tới Máy).
Với hơn 2 tỷ đô la Mỹ dự kiến đầu tư vào R&D trong 5 năm tới, Huawei cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực giới thiệu những giải pháp an ninh mạng toàn diện và hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu này, Huawei đã liên tục đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các tổ chức trong những lĩnh vực bảo mật thông tin chủ chốt như APWG (Tổ chức chống lừa đảo trên mạng), Công ty phần mềm chống virus AVG, InterPol (Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế) và IWE (Tổ chức giám sát mạng internet).
Sự tham gia, hợp tác của các tổ chức quốc tế này ngay từ khâu nghiên cứu đảm bảo các công nghệ do Huawei đều tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng.
Ken Hu, Phó Chủ tịch của Huawei từng nói: “Niềm tin cần phải dựa trên sự thật, sự thật phải được kiểm chứng và việc kiểm chứng, xác minh phải dựa trên các tiêu chuẩn chung. Chúng tôi tin rằng đây là mô hình hiệu quả để xây dựng niềm tin cho kỷ nguyên số”.
Các chính phủ và các tổ chức công nghiệp nên làm việc cùng nhau để phát triển các tiêu chuẩn bảo mật thống nhất để đảm bảo tất cả các thiết bị và dịch vụ dựa trên mạng đều đạt được cùng một mức độ bảo mật.
Huawei cho biết hãng đóng vai trò tích cực trong việc tiêu chuẩn hóa bảo mật và là thành viên của các cơ quan tiêu chuẩn, bao gồm ISO, ITU, 3GPP và GSMA. Huawei nắm giữ 17 vị trí chủ tịch và phó chủ tịch trong các cơ quan tiêu chuẩn an ninh. Kiến trúc bảo mật 5G của hãng đã trở thành một phần của các thông số kỹ thuật của 3GPP cho bảo mật 5G.
Huawei – Chú trọng bảo mật thông tin vì niềm tin của khách hàng
Trung tâm minh bạch an ninh mạng tại Đông Quản, Trung Quốc
Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi từng tuyên bố “Chúng tôi dám nói với tất cả các nước trên thế giới rằng “chúng tôi có thể ký thỏa thuận không có thiết bị theo dõi”. Huawei đã có nhiều chiến lược và hành động thiết thực, minh chứng cho nguyên tắc minh bạch và an toàn thông tin mạnh mẽ của họ.
Hãng không ngừng thúc đẩy việc định ra những tiêu chuẩn chung trong lĩnh vực an ninh mạng trên phạm vi toàn cầu, và khánh thành Trung tâm minh bạch an ninh mạng tại Brussels (Bỉ) vào năm 2019, thể hiện rõ quyết tâm tạo dựng sự an tâm cho người dùng.
Nhiều trung tâm khác cũng đã lần lượt được xây dựng tại Banbury (Anh Quốc), Bonn (Đức), Dubai (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất), Đông Quản (Trung Quốc), Toronto (Canada) và mới đây nhất là Rome (Italy).
Ông Ken Hu nhấn mạnh hoạt động này nằm trong kế hoạch để củng cố niềm tin trong an ninh mạng ở quy mô toàn cầu của tập đoàn.
Ông chia sẻ trong lễ ra mắt Trung tâm tại Bỉ: “Chúng tôi sẵn sàng thúc đẩy chính phủ Đức và chính phủ Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh mạng, tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng châu Âu và tuân thủ các yêu cầu của GDPR”.
Các trung tâm minh bạch của Huawei mở cửa đón chào khách hàng và các tổ chức kiểm toán độc lập, các chính phủ để đánh giá và kiểm tra toàn diện sản phẩm – Ảnh: Huawei
Huawei cho biết sẽ làm việc với các chính phủ và các nhà khai thác mạng để quản lý mọi rủi ro an ninh mạng tiềm ẩn. Thông qua Trung tâm đánh giá an ninh mạng Huawei (HCSEC) độc lập ở Anh, Huawei đánh giá các sản phẩm của mình và chính phủ Anh đưa ra các ý tưởng và khuyến nghị để cải thiện.
Tại Đức và Canada, Huawei đã đưa ra các hình thức cơ chế hợp tác khác nhau để đánh giá và chứng nhận. Ở châu Âu (như Brussels) và Trung Đông, Huawei nhấn mạnh sẽ tiếp tục sử dụng các hình thức chứng nhận và xác minh khác nhau.
Huawei cho biết hãng không lo lắng về các vấn đề được tìm thấy trong các thử nghiệm vì bất kỳ vấn đề nào như vậy sẽ giúp hãng này xác định các lĩnh vực cần cải tiến và cung cấp cho khách hàng các sản phẩm an toàn hơn.
Ngoài hàng tỷ USD đầu tư cho R&D hàng năm, Huawei còn giành được niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu nhờ sự kiên trì và quyết liệt trong việc nâng cao chất lượng cho toàn bộ quá trình cung ứng, từ nguồn lực con người đến nhà cung cấp.
Năm 2019, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi từng tuyên bố, Huawei sẵn sàng đóng cửa chứ không chấp nhận bất cứ yêu cầu nào về việc lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng và xác định một hệ thống tổ chức minh bạch từ bên trong sẽ là chìa khoá quan trọng để đảm bảo Huawei luôn tập trung vào phục vụ nhu cầu của khách hàng trong suốt hành trình phát triển. Mọi bộ phận, mọi quy trình đều nằm trong hệ thống giám sát xuyên suốt.
Nhà sáng lập Huawei khẳng định bảo mật là ưu tiên hàng đầu của Huawei. Đội ngũ lãnh đạo của công ty hiểu rõ, việc duy trì hồ sơ an ninh trong sạch và vững chắc sẽ là cánh cửa để các sản phẩm của Huawei tiếp tục vươn ra thế giới.
Ông John Suffolk, Chủ tịch kiêm Giám đốc bảo mật an ninh mạng toàn cầu (GSPO) của Huawei khẳng định Huawei “chấp nhận trần trụi trước thế giới bởi điều này sẽ giúp cải thiện sản phẩm hiệu quả”, và hoan nghênh bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào phân tích sản phẩm của hãng để phát hiện lỗ hổng bảo mật hoặc mã hóa.
Tất cả nhằm phục vụ cho sứ mệnh cuối cùng của Huawei: mang kỹ thuật số đến với mọi người, mọi gia đình và tổ chức để xây dựng nên một thế giới thông minh và kết nối.
Source link