Mùa hè năm 1968, các tờ báo đã ghi lại sự gia tăng đáng báo động về số lượng các vụ cướp máy bay. Chỉ trong 4 năm, đã có “362 vụ không tặc trên thế giới, cứ 5,6 ngày lại có 1 vụ mới xảy ra. Báo chí truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng khác liên tục đưa tin về những vụ không tặc máy bay, điều này cũng góp phần thúc đẩy nhiều tên tội phạm hơn nữa.”

Ví dụ về một số vụ cướp máy bay, ngày 13/3, tờ Washington Post đưa tin “một chiếc máy bay phản lực khác của Mỹ, chiếc thứ 2 trong 3 tuần vừa qua đã bị cướp tại Florida. Các tên không tặc đã buộc máy bay phải thay đổi hành trình đến Havana. Hay chiếc máy bay đến Miami từ San Juan, Puerto Rico đã bị khống chế bay đến Cuba, trở thành chiếc máy bay thương mại thứ 9 bị chuyển hướng bay đến đảo Caribe trong năm nay. Hoặc trong 1 vụ, những tên không tặc đã buộc các phi công đưa họ đến đảo Caribe, để hành khách xuống lấy xì gà và một ít rượu rum, sau đó tiếp tục hành trình như ban đầu đến Havana.
Thời điểm đó, có vẻ như không ai có ý tưởng làm thế nào để ngăn chặn các vụ cướp hàng không. Một số giải pháp hài hước đã được đề xuất, chẳng hạn như xây dựng 1 sân bay Havana giả ở Miami để đánh lừa không tặc. Có người thì đề xuất đội cảnh sát bầu trời trên máy bay, kiểm tra hành vi của các hành khách trong lúc đang chờ chuyến bay,…
Cũng giống như những người khác nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, kỹ sư George W. Shepherd Jr. có cách để giải quyết nó. Shepherd khi đó đang làm việc tại Tập đoàn hệ thống chính phủ của Philips Broadcast Equipment Corp, ở Mahwah, ông đã thảo luận vấn đề này với giám đốc kỹ thuật Neil Diepeveen về ý tưởng của mình. Chính Diepeveen là người đã tạo điều kiện để Shepherd hiện thực mọi thứ, mặc dù dự án được nghiên cứu trái phép, không thông qua công ty.
Ý tưởng của Shepherd là xây dựng 1 hệ thống sử dụng tia X ở cường độ rất thấp để soi chiếu hành lý mà hành khách mang theo lên máy bay. Đặc biệt, người ta cũng có thể nhìn thấy súng hoặc vũ khí bên trong vali, nhờ vậy mà máy bay có thể được đảm bảo an toàn hơn. Một giải pháp rất hay cho các vấn đề đó, nhưng thế giới khi đó lại không hề có một phương tiện nào có thể làm được điều này. Trong khi tia X cường độ cao quá nguy hiểm, còn tia X cường độ thấp thì chưa được phát minh. Và đó chính là công việc của nhóm Shepherd.
Hình ảnh soi chiếu từ Saferay, cho thấy khẩu súng lục cùng các đồ vật bên trong.
Vào đầu năm 1969, nhóm của Shepherd đã có thể tạo ra những tia X liều thấp để quan sát nội dung bên trong những chiếc cặp. Shepherd đã phát triển những liều tia X dạng xung, thay cho dạng chùm tia ổn định. Nó không chỉ hoạt động tốt như họ mong đợi mà liều lượng tia X còn thấp đến mức ngay cả phim ảnh cũng không bị ảnh hưởng gì. Shepherd và Diepeveen rất hài lòng với kết quả và đặt tên cho máy quét tia X cường độ thấp đầu tiên này là “saferay”.
Đến lúc này, cả 2 đã sẵn sàng để giới thiệu trước các nhà quản lý cấp cao của công ty. Đó là một sự kiện vô cùng thú vị vì đây là lần đầu tiên mà một dự án “trái phép” được công khai. Tuy nhiên, bản quản lý cấp cao của công ty đều đồng ý rằng giải pháp đó rất phù hợp, và đó là lúc nó được giới thiệu ra thế giới.
Thế là trong suốt mùa hè năm 1970, các quan chức đã được mời đến Mahwah để xem Saferat. Họ rất ấn tượng, đến mức giám đốc quan hệ công chúng của Philips Electronic Instruments ở Mt Vernon đã sắp xếp 1 cuộc trình diễn lớn hơn tại sân bay quốc gia Washington.
Ngày 25/9/1970, trong một kho chứa máy bay ở sân bay quốc gia Washington, Saferay đã được trình diễn trước hơn 50 quan chức chính phủ Mỹ, bao gồm các thành viên của FBI, cơ quan mật vụ, các chi nhánh quân Mỹ, quan chức Nhà Trắng,… Tất cả mọi người đều kinh ngạc với ý tưởng trực quan hoá vật phẩm trong túi 1 cách đơn giản ngoài sức tưởng tượng. Ngay sau đó, chiếc máy đã được sử dụng tại các sân bay.
Trong quy định của FAA ban hành ngày 1/2/21972, Saferay trở thành vật dụng bắt buộc tại các sân bay, yêu cầu sàng lọc tất cả hành khách “bằng 1 hoặc nhiều yếu tố: từ hành vi, nhận dạng, khám xét thực tế, sàng lọc tất cả kiện hành lý.”
Năm 1972, Philips đã giới thiệu hệ thống Saferay băng tải, cho phép một lượng hành lý xách tay có thể lần lượt được soi chiếu 1 cách quy chuẩn. Những thay đỏi về tổ chức tại Philips đã làm gián đoạn quá trình phát triển và phân phối Saferay.
Lý do mà Bendix thành công là bởi, thời gian để saferay soi chiếu 1 kiện hành lý sẽ mất 1 phút hoặc lâu hơn. Với áp lực thực tế trong các sân bay, 10-20 kiện hành lý chờ để được kiểm tra mỗi phút, tia X của thiết bị cần được bảo dưỡng liên tục và thay thế. Với trung bình mỗi máy bay chở 100 người, mỗi người mang theo 2 kiện hành lý, tia X phải được thay thế sau khi quét khoảng 5 máy bay, tức là nó phải được thay mỗi ngày. Điều này thực sự rất phiền phức.
Trong suốt năm 1973, chỉ có 1 số Saferay được bán ra và đến tháng 12/1974, sản phẩm này đã bị ngừng sản xuất. Shepherd và Diepeveen không được công nhận cho phát minh của họ. Đáng buồn là cả chính phủ liên bang, TSA cũng như bất kỳ tổ chức hàng không khác đều chưa từng công nhận chúng.
Nếu không có phát minh Saferay vào năm 1970, hàng ngàn hành khác sẽ gặp nguy hiểm và nhiều vụ đe doạ máy bay khác sẽ còn tiếp diễn. Các vụ cướp, khủng bố thậm chí đã có thể phá huỷ ngành hàng không thương mại trên toàn thế giới. Vì thế ngay cả khi không có bằng sáng chế nào được cấp, không có nhà phát minh nào được công nhận, phát minh Saferay vẫn được đánh giá cao và 1 phần lịch sử quan trọng của ngành hàng không.